Kể từ ngày 24/7, Twitter chính thức lột xác với tên gọi mới là X cùng với logo và giao diện mới màu đen. Elon Musk đã đưa ra lời tạm biệt với Twitter trên tài khoản của mình vào ngày 23/7. Việc biến Twitter thành X không đơn thuần chỉ là hành động thiết kế lại thương hiệu, mà là một phần trong kế hoạch tạo ra một siêu ứng dụng đa năng của Elon Musk.

Việc thay tên đổi họ của một ứng dụng có thể dẫn tới rất nhiều sự thay đổi. Một trường hợp gần tương tự trong quá khứ là khi công ty Facebook đổi tên thành Meta cùng với logo mới, khiến cho toàn bộ các ứng dụng, các chiến dịch quảng cáo, và bất cứ đâu xuất hiện tên và biểu tượng công ty phải thay đổi theo bộ nhận diện mới.

Tại sao lại có sự thay đổi này?

Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng tại sao lại phải thay đổi – và tại sao lại đổi thành X? Elon Musk không đưa ra câu trả lời cho thắc mắc này, nhưng lời giải đáp thực tế đã hiện diện ở nhiều hành động mà CEO này thực hiện từ khi mua lại Twitter cho tới nay.

Ít người biết rằng, về mặt giấy tờ, công ty Twitter (Twitter Inc.) đã đổi tên thành tập đoàn X (X Corp) từ ngày 18/4 năm nay. Trước đó rất lâu, Musk đã lập ra một tổ chức mang tên X Holdings để mua lại Twitter. Và nếu nhìn rộng ra một chút, ta sẽ thấy rằng công ty du hành vũ trụ của Elon Musk tên là SpaceX, và ông cũng là chủ một doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo tên là tập đoàn xAI.

Thoạt nhìn qua, ta tưởng rằng Elon Musk ám ảnh bởi ký tự X. Thực ra, đó chỉ là một phần của câu chuyện. Điều mà Musk muốn đạt được qua những sự thay đổi quanh ký tự này là lập ra một siêu ứng dụng giống như WeChat tại Trung Quốc, một ứng dụng tập hợp đa dạng các tính năng, giúp người sử dụng làm tất cả mọi thứ ở trên đó. Với tham vọng này, thì chuyện tên là X hay Y hay Z cũng chỉ là sở thích cá nhân.

Thoạt nhìn qua, ta tưởng rằng Elon Musk ám ảnh bởi ký tự X. Thực ra, đó chỉ là một phần của câu chuyện (Ảnh: Internet)
Thoạt nhìn qua, ta tưởng rằng Elon Musk ám ảnh bởi ký tự X. Thực ra, đó chỉ là một phần của câu chuyện (Ảnh: Internet)

Musk đã nhiều lần thể hiện ý định này cả trước và sau khi mua lại Twitter. Ông thậm chí còn nhắc tới WeChat như một ví dụ trong một cuộc họp với toàn thể nhân viên Twitter vào tháng 6/2022. Musk cũng đã từng tweet – à nhầm, từng x’s – rằng “mua lại Twitter sẽ xúc tiến việc tạo ra X, ứng dụng của mọi thứ.”

Tại sao Musk đề cao WeChat và mô hình siêu ứng dụng?

Không phải tự nhiên mà Elon Musk lại nhắc tới WeChat. Đầu năm 2022, ông mô tả ứng dụng này là “Twitter cộng với PayPal cùng rất nhiều thứ khác, tất cả hợp thành một.” Đối với người Trung Quốc, internet chính là WeChat, bởi bạn có thể làm tất cả mọi thứ ở đó. Đó vừa là ứng dụng liên lạc, vừa là ứng dụng thanh toán, vừa là nơi cập nhật tin tức, cũng có thể dùng để giải trí, hay đang lướt mạng mà vội về nhà thì đặt taxi về luôn cũng được.

Không phải tự nhiên mà Elon Musk lại nhắc tới WeChat (Ảnh: Internet)
Không phải tự nhiên mà Elon Musk lại nhắc tới WeChat (Ảnh: Internet)

Đó chỉ là vài tính năng của WeChat. Chính sự đa-di-năng này khiến Elon Musk mơ ước làm một ứng dụng tương tự cho người Mỹ và đem trào lưu hay làn sóng siêu ứng dụng tới với xứ cờ hoa – nhất là khi WeChat có khởi điểm khá tương đồng với Twitter.

Vì thế, bất chấp làn sóng bài trừ các phần mềm và ứng dụng Trung Quốc tại Mỹ trong nhiều tháng trở lại đây, việc Musk đề cao WeChat và lấy đó làm hình mẫu phát triển sản phẩm siêu ứng dụng thực ra khá dễ hiểu. Một siêu ứng dụng với khả năng tích hợp gần như vô hạn sẽ tăng lưu lượng truy cập và số lượng người dùng gấp nhiều lần, mở ra những chân trời mới của lợi nhuận và độ phủ sóng.

Hệ sinh thái của siêu ứng dụng X liệu có khả thi?

Lên kế hoạch và dự trù sản phẩm là một chuyện, nhưng thực hiện kế hoạch và hiện thực hóa sản phẩm là chuyện hoàn toàn khác. Đối với Elon Musk hay bất kỳ ông lớn nào khác tại Mỹ, việc tạo ra một siêu ứng dụng theo kiểu WeChat thực ra không quá khó về mặt kỹ thuật. Những khó khăn tới từ thị trường, từ thói quen của người dùng, và nhiều rào cản khác.

Đối với Elon Musk hay bất kỳ ông lớn nào khác tại Mỹ, việc tạo ra một siêu ứng dụng theo kiểu WeChat thực ra không quá khó về mặt kỹ thuật (Ảnh: Internet)
Đối với Elon Musk hay bất kỳ ông lớn nào khác tại Mỹ, việc tạo ra một siêu ứng dụng theo kiểu WeChat thực ra không quá khó về mặt kỹ thuật (Ảnh: Internet)

Ví dụ, để có thể phát triển và duy trì một siêu ứng dụng, cần phải có một khối lượng người dùng đủ lớn. Điều này không khó với Trung Quốc hay Ấn Độ không chỉ vì đông dân cư, mà còn bởi đây là những thị trường sản xuất điện thoại giá rẻ nên người dân có điều kiện và thiết bị để truy cập và sử dụng ứng dụng. Cũng chính vì thế mà người dân cởi mở hơn với các dịch vụ thông qua ứng dụng điện thoại.

Trong khi đó, thói quen tiêu dùng và thanh toán ở thị trường Mỹ rất khác. Người dân Mỹ quen thuộc hơn với các hình thức thanh toán trực tuyến qua website hay thanh toán bằng các loại thẻ ngân hàng khác nhau – cứ nhìn vào cách mà đế chế Amazon hoạt động sẽ rõ. Trong khi ấy, không phải ai cũng hiểu và tỏ ra thích thú với ý tưởng thanh toán tất cả mọi thứ bằng một ứng dụng trên điện thoại.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Nhiều lợi thế để các doanh nghiệp ngành FnB bứt tốc trong nửa cuối năm 2023

Các tổ chức khảo sát, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong và ngoài nước đều cho biết người tiêu dùng Việt thay đổi thói quen mua hàng, khó tính hơn và thông minh hơn trong các quyết định. Những điều này đang mang lại nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội mới cho doanh nghiệp. Đáng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận